THỜI ĐIỂM VÀNG ĐỂ THỰC HIỆN PEEL DA TẠI NHÀ

Bản chất của lột da hoá học (Chemical peel) bào mỏng lớp sừng già cỗi, từ đó giúp các hoạt chất sử dụng bằng đường bôi sẽ thấm nhanh và sâu hơn, mang lại hiệu quả cao hơn khi điều trị các vấn đề về da. Trong bài viết này, CANOVA sẽ chia sẻ với các bạn những đối tượng phù hợp với peel da, các mức độ peel và một số lưu ý trước và sau khi peel cũng như thời điểm thích hợp để peel.

  1. Những đối tượng được chỉ định khi peel da

Phương pháp peel da sẽ rất có ý nghĩa đối với những bệnh nhân đang mắc phải tình trạng dày sừng, hoặc sử dụng các sản phẩm BHA, Retinol trong thời gian dài mà chưa thấy sự chuyển biến như kết quả mong muốn. Nhìn chung, peel da tại nhà đang là một xu hướng lựa chọn mới do sự tiện lợi, đồng thời phương pháp này cũng đem lại hiệu quả nhanh chóng và không cần phải bôi thoa các hoạt chất trong thời gian quá lâu. Peel da có thể giúp làm giảm  hoặc cải thiện tình trạng cho bệnh nhân đang mắc phải các biểu hiện như:

  • Các nếp nhăn dưới mắt hoặc quanh miệng và nếp nhăn do tác hại của ánh nắng mặt trời, lão hóa và các yếu tố di truyền.
  • Một số loại mụn viêm hoặc không viêm
  • Sẹo nhẹ.
  • Các đốm nắng, đồi mồi, đốm gan, tàn nhang, da không đều màu.
  • Da thô ráp, có vảy, da xỉn màu

Ngoài ra, có một số đối tượng không được chỉ định khi sử dụng peel bao gồm: 

  • Da dễ hình thành sắc tố
  • Da có vết thương hở 
  • Da nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
  • Tiền sử sẹo lồi
  1. Các mức độ peel da

Tùy thuộc vào từng tình trạng sẽ có những cách peel khác nhau, chúng sẽ được chia thành 3 cấp độ, bao gồm: peel nông, peel trung và peel sâu. Với peel da tại nhà thì chỉ dừng ở mức độ peel nông và peel trung

  • Peel nông: Là phương pháp giúp loại bỏ lớp ngoài của da (phần biểu bì). Nó được sử dụng để điều trị các nếp nhăn nhỏ, mụn trứng cá (hoặc mụn không viêm), da không đều màu và khô. Da của bạn có thể bị bong tróc da nhẹ từ tuần đầu sau peel. Sau đó quá trình sừng hóa sẽ dần được ổn định trở lại. Thông thường, nồng độ acid sử dụng cho phương pháp này không quá cao, tổng nồng độ acid chủ yếu từ 20-30% nhằm để giải quyết các vấn đề trên bề mặt da như mụn cám, mụn không viêm (bằng Salicylic acid), và một vài đốm sắc tố như thâm đen, nám nhẹ (bằng Glycolic acid hoặc Lactic acid)
  • Peel trung: Phương pháp này giúp loại bỏ các tế bào da khỏi lớp biểu bì và tác động sâu hơn vào phần trên của lớp trung bì. Nó được sử dụng để điều trị nếp chân chim mới hình thành, sẹo mụn và làn da không đều màu (thâm đen, nám). Khi này, nồng độ acid sẽ được sử dụng cao hơn, từ 30-50% và thời gian để trên da lâu hơn, nhằm để acid có thể tấn công để chạm tới các vấn đề da đang mắc phải. Có thể sẽ cần lặp lại quy trình (từ 3-4 lần peel) để đạt được kết quả mong muốn.

Thao tác khi peel tại nhà: 

  • Bước 1: Cần phải làm sạch da mặt với nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, nhằm loại bỏ đi hết bụi bẩn nằm ở trên da. Bạn phải đảm bảo rằng da không có vết thương hở khi tự ý peel da.
  • Bước 2: Kế đến, lau khô da mặt và sử dụng sản phẩm peel, đổ ra chén. Sau đó dùng cọ quét lên da lớp thứ 1, khi này da sẽ có cảm giác hơi châm chích nhẹ (hoặc rát tùy vào mỗi người). Sau 2-3 phút khi quét lên da lớp thứ 1, ta tiếp tục quét lớp thứ 2 và để yên trên da khoảng 10 phút, nếu quá rát thì có thể ngừng peel và chuyển sang bước thứ 3
  • Bước 3: Sau khi đủ 10 phút, ta nên trung hòa bằng dung dịch NaHCO3 (Sodium bicarbonate) được tẩm lên cotton pad để lau toàn mặt, lặp lại như thế nhiều lần đến khi da giảm bớt sự châm chích. Kế đến, rửa lại với nước và bôi một lớp kem dưỡng phục hồi thật mỏng để tránh kích ứng da. Với các sản phẩm được thiết kế để sử dụng tại nhà thì bản thân dung dịch đã được thêm khả năng tự trung hoà mà không cần dung dịch chuyên biệt. 
  1. Một số lưu ý khi peel

3.1. Chuẩn bị trước khi peel

  • Cần chuẩn bị nền da trước khi peel bằng cách sử dụng các hoạt chất tẩy da chết như AHA/BHA trước 1 tuần, việc này sẽ giúp bào mỏng bớt lớp sừng và giúp da làm quen với acid, nhằm tránh gây kích ứng quá mức khi peel
  • Ngoài ra, cần phải ngưng sử dụng Retinoids như các loại Retinol, Tretinoin, Adapalene,… trước khi peel 5-7 ngày, nhằm hạn chế đỏ nền da và sự mẫn cảm quá mức khi peel.
  • Cần phải tránh nắng, và sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 trở lên để bảo vệ da, tránh gây ra tình trạng da bị đỏ dẫn đến nhạy cảm, không thể peel được.

3.2. Chăm sóc da sau khi peel

  • Sau khi peel, hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương khá nặng, khi này sự mất nước qua biểu bì (TEWL) khá lớn, đồng thời còn có thể xuất hiện thêm quá trình viêm có mủ nhưng vô khuẩn (nếu peel trung). Do đó, chúng ta cần phải làm sạch nhẹ nhàng từ 2-3 ngày sau khi peel bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có thể là nước muối sinh lý 
  • Sau 2-3 ngày, bệnh nhân nên bôi các loại kem dưỡng ẩm có chứa Kinetin, Ceramide nhằm tăng tốc độ phục hồi, ngăn sự thoát hơi nước qua biểu bì giúp tăng tốc độ phục hồi hơn
  • Sau 1-2 tuần, khi các lớp sừng trên da đã được bong ra hoàn toàn, bệnh nhân có thể quay trở lại sử dụng các hoạt chất giúp tăng sinh collagen cho da như Retinol, Vitamin C, Niacinamide, và cũng không quên các bước giữ ẩm bằng Kinetin, Ceramide, hoặc các loại peptide, hay Squalane,… để mau chóng lấy lại hàng rào bảo vệ da một cách nhanh nhất. Ngoài ra, cần phải bảo vệ da bằng kem chống nắng với chỉ số SPF 30 trở lên.

Tinh chất tái tạo da RE-SURFACE MD15 PEEL là sản phẩm dùng peel tại nhà, chứa hoạt chất acid mandelic 15% giúp làm giảm vết thâm nám, làm mờ nếp nhăn sâu, giữ ẩm từ đó da trở nên mượt mà và đều màu hơn. Hoạt chất BHA 2% và lactobionic giúp tẩy tế bào chết, giảm viêm, tiêu sừng và tái tạo da. Hoạt chất phytic acid và vitamin C giúp chống oxy hoá và làm trắng da tức thì. Sản phẩm bổ sung thêm niacinamide giúp làm trắng da hiệu quả. Chỉ với 1-2 lần sử dụng trên 1 tháng, da bạn đã hoàn toàn loại bỏ lớp sừng cứng đầu và tự tin tỏa sáng.