CHÀM (ECZEMA) – CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Da là cơ quan giác quan cảm nhận các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể và phản ứng với chúng thông qua nhiều loại thụ thể khác nhau. Một mặt, da là mục tiêu của nhiều phản ứng tự miễn dịch, mặt khác, da là nguồn quan trọng của các chất trung gian và cần thiết cho phản ứng phòng thủ chống lại các yếu tố có hại của  môi trường. Trong số các bệnh về da, bệnh chàm (eczema) ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết trình bày mô bệnh học của căn bệnh khó chữa này.

Bệnh chàm (eczema) là gì?

Bệnh chàm (eczema) là tình trạng viêm da lớp nông do phản ứng với các tác nhân nội giới và ngoại giới. Có hai nhóm bệnh chàm chính. Chàm ngoại giới – tiếp xúc, phát sinh là do tiếp xúc với các chất từ ​​bên ngoài, và chàm nội giới – gây ra là do rối loạn hoạt động của cơ quan nội tạng.
Có hai loại bệnh chàm ngoại giới: viêm da tiếp xúc dị ứngviêm da tiếp xúc kích ứng. Viêm da tiếp xúc dị ứng phát sinh khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng được tìm thấy trong thuốc, mỹ phẩm, quần áo, đồ trang sức, thực vật và đôi khi ngay cả trong không khí. Tại vị trí tiếp xúc của da với chất gây dị ứng, tình trạng viêm có thể xuất hiện. Triệu chứng ban đầu là phát ban, nổi mề đay, sau một thời gian chuyển thành mụn nước. Sau khi mụn nước vỡ, da cháy, dẫn đến lichen hóa lớp biểu bì (da dày, tối màu và dần trở nên thô ráp xù xì và cộm cứng). Những tổn thương thường biến mất mà không để lại sẹo. Viêm da tiếp xúc dị ứng liên quan chặt chẽ với cơ chế miễn dịch (đáp ứng của hệ miễn dịch). Do các tế bào lympho nhạy cảm, quá mẫn cảm với các chất gây dị ứng tiếp xúc, tức là các hợp chất phân tử nhỏ tác động lên da.
Bệnh viêm da tiếp xúc kích ứng gây kích ứng da ở mức độ cao. Thông thường đó là chất bảo quản, chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch axit, bazơ và chất tẩy rửa. Tiếp xúc nhiều lần với tác nhân độc hại gây tổn hại đến hàng rào bảo vệ da và gây nên tình trạng viêm, biểu hiện là bệnh chàm. Trong một số trường hợp, các đợt kích ứng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da dị ứng. Trong trường hợp này, chất kích thích phá hủy hàng rào bảo vệ da (phá vỡ rào cản lipid và thay đổi độ pH). Kết quả là, kích thích các tế bào biểu bì chuyên biệt keratinocytes và giải phóng cytokine gây viêm. Đây là những protein có liên quan đến phản ứng miễn dịch, và sự xuất hiện của chúng dẫn đến sự phát triển của tình trạng viêm.

Bệnh chàm nội giới là một tình trạng được điều hòa bởi sự di truyền của cơ thể, chịu trách nhiệm về các gen “không chính xác” có thể được di truyền.

Các dạng của bệnh chàm này bao gồm:
• Eczema thể địa dị ứng (Atopic eczema)
• Eczema tiết bã (Seborrheic eczema)
• Eczema ứ động (Varicose eczema )
• Eczema nứt nẻ (Asteatotic eczema)
• Eczema đồng tiền (Discoid eczema)

Các dạng của bệnh chàm đều là mãn tính và tái phát với sự tham gia của yếu tố môi trường.

Nguyên nhân chính của bệnh chàm là dị ứng, nhưng cũng có trường hợp do nấm, vi khuẩn hoặc tăng tiết bã nhờn. Triệu chứng của bệnh thường xảy ra trong bốn giai đoạn: ban đỏ, mụn nước, tiết dịch, đóng vảy. Kèm theo các triệu chứng là ngứa ở mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Chàm (eczema) ở trẻ em
Bệnh chàm (eczema) trẻ em thường ở vị trí đầu và là viêm da cơ địa. Các triệu chứng của bệnh chàm này chủ yếu là phát ban, mụn nư­ớc, bong vảy và tăng tiết bã nhờn. Nguyên nhân chủ yếu là do thực phẩm và yếu tố thường thấy là tăng tiết bã nhờn. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu cha mẹ bị bệnh chàm da, xác suất con cái của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này là 40%.  Bệnh chàm có thể xuất hiện ở khu vực xung quanh khuỷu tay, khủy chân, cổ tay, nhưng cũng có thể lan rộng ra những khu vực khác của cơ thể. Nếu không được điều trị, cuối cùng trẻ sẽ bị bao phủ bởi những cục u nhỏ chứa đầy mụn nước.

Chàm (eczema) mặt
Chàm (eczema) da bao phủ vùng da mặt có thể là dạng chàm tiếp xúc. Bệnh chàm này thường xảy ra trong trường hợp tiếp xúc với tia sáng và hợp chất hóa học phát quang. Khi da bị nhạy cảm trực tiếp với tia UV, sau khi tiếp xúc, tình trạng phát ban, nổi mụn, mẩn đỏ hoặc mụn nước xuất hiện trên da. Trong trường hợp không dị ứng trực tiếp với ánh sáng, da nhạy cảm với tia UV, gây ra sự giải phóng haptens (các phân tử nhỏ) từ các hợp chất hóa học kết hợp với các protein cơ thể gây dị ứng và kích thích sự hình thành của ngoại ban. Sau đó, da xuất hiện tình trạng ửng đỏ, kèm theo ngứa và bong tróc lớp biểu bì.

Chàm (eczema) – điều trị
Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong điều trị bệnh chàm là xác định được dị nguyên (allergen) và sau đó loại bỏ nó. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị toàn thân và tại chỗ, thường điều trị bằng corticosteroid. Đó là nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Dạng thuốc được chỉ định điều trị phụ thuộc vào tình trạng tổn thương. Thuốc sát khuẩn tại chỗ cũng được khuyên dùng nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y học Genomic RIKEN đã chứng minh được rằng bạch cầu trung tính (tế bào miễn dịch thuộc bạch cầu hạt) góp phần gây ra triệu chứng nghiêm trọng của bệnh chàm. Khi da kích ứng và cào gãi do những biến đổi trên da, dòng bạch cầu trung tính gia tăng và do đó, gia tăng sự bài tiết leukotrien B4. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự phong tỏa leukotrien B4 là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh chàm.